Giáo Lý Công Giáo hay Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo là cuốn giáo lý được Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II (1920 – 2005) phê chuẩn ngày 25/06/1992 và cho ban hành vào ngày 11/10/1992 nhân kỷ niệm 30 năm ngày khai mạc Công đồng Va-ti-ca-nô II. Cuốn sách là “bản trình bày đức tin Hội Thánh và đạo lý Công Giáo, được Thánh Kinh cũng như truyền thống tông đồ và huấn quyền Hội Thánh xác nhận và soi sáng”.
Mục lục sách Giáo Lý Công Giáo
PHẦN THỨ NHẤT: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN (SỐ 26 – 1065)
Đoạn thứ nhất: “Tôi tin” – “Chúng tôi tin” (Số 26 – 184)
Chương I. Con người “có khả năng” đón nhận Thiên Chúa (Số 27 – 49)
Chương II. Thiên Chúa đến gặp con người (Số 50 – 141)
Mục 1. Sự Mặc Khải của Thiên Chúa (Số 51 – 73)
Mục 2. Việc lưu truyền Mặc Khải của Thiên Chúa (Số 74 – 100)
Mục 3. Kinh Thánh (Số 101 – 141)
Chương III. Con người đáp lời Thiên Chúa (Số 142 – 184)
Mục 1. Tôi tin (Số 144 – 165)
Mục 2. Chúng tôi tin (Số 166 – 184)
Đoạn thứ hai: Tuyên xưng đức tin Ki-tô Giáo, các Kinh Tin Kính (Số 185 – 1065)
Chương I. Tôi tin kính Thiên Chúa Cha (Số 198 – 421)
Mục 1. “Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất” (Số 199 – 421)
Tiết 1. “Tôi tin kính Đức Chúa Trời” (Số 199 – 231)
Tiết 2. Chúa Cha (Số 232 – 267)
Tiết 3. Đấng Toàn Năng (Số 268 – 278)
Tiết 4. Đấng Tạo Thành (Số 279 – 324)
Tiết 5. Trời và đất (Số 325 – 354)
Tiết 6. Con người (Số 355 – 384)
Tiết 7. Sa ngã (Số 385 – 421)
Chương II. Tôi tin kính một Chúa Giê-su Ki-tô, Con Một Thiên Chúa (Số 422 – 682)
Mục 2. “Tôi tin kính Đức Chúa Giê-su Ki-tô là Con Một Đức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi” (Số 430 – 455)
Mục 3. “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (Số 456 – 570)
Tiết 1. Con Thiên Chúa làm người (Số 456 – 483)
Tiết 2. “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (Số 484 – 511)
Tiết 3. Các mầu nhiệm trong cuộc đời Chúa Ki-tô (Số 512 – 570)
Mục 4. “Đức Giê-su Ki-tô chịu nạn đời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô, chịu đóng đinh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác” (Số 571 – 630)
Tiết 1. Đức Giê-su và Ít-ra-en (Số 574 – 594)
Tiết 2. Đức Giê-su chịu đóng đinh trên cây Thánh Giá (Số 595 – 623)
Tiết 3. Đức Ki-tô được mai táng (Số 624 – 630)
Mục 5. “Đức Giê-su xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại” (Số 631 – 658)
Tiết 1. Đức Giê-su đã xuống ngục tổ tông (Số 632 – 637)
Tiết 2. Ngày thứ ba Người bởi trong kẻ chết mà sống lại (Số 638 – 658)
Mục 6. “Đức Giê-su đã lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha Toàn Năng” (Số 659 – 667)
Mục 7. “Ngày sau bởi Trời, Người lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết” (Số 668 – 682)
Chương III. Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần (Số 683 – 1065)
Mục 8. “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần” (Số 687 – 747)
Mục 9. “Tôi tin có Hội Thánh Công Giáo” (Số 748 – 975)
Tiết 1. Hội Thánh trong ý định của Thiên Chúa (Số 751 – 780)
Tiết 2. Hội Thánh – Dân Thiên Chúa, Thân Thể Chúa Ki-tô, Đền Thờ Chúa Thánh Thần (Số 781 – 810)
Tiết 3. Giáo Hội Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo Và Tông Truyền (Số 811 – 870)
Tiết 4. Các tín hữu Chúa Ki-tô: Hàng giáo phẩm, giáo dân, đời sống thánh hiến (Số 871 – 945)
Tiết 5. Sự hiệp thông giữa các thánh (Số 946 – 962)
Tiết 6. Đức Ma-ri-a, Mẹ Chúa Ki-tô, Mẹ Giáo Hội (Số 963 – 975)
Mục 10. “Tôi tin phép tha tội” (Số 976 – 987)
Mục 11. “Tôi tin xác loài người sẽ sống lại” (Số 988 – 1019)
Mục 12. “Tôi tin có sự sống đời đời” (Số 1020 – 1060)
“Amen” (Số 1061 – 1065)
PHẦN THỨ HAI: CỬ HÀNH MẦU NHIỆM KI-TÔ GIÁO (SỐ 1066 – 1690)
Đoạn thứ nhất: Kế hoạch bí tích (Số 1076 – 1209)
Chương I. Mầu nhiệm Vượt Qua trong thời gian của Hội Thánh (Số 1077 – 1134)
Mục 1. Phụng vụ, công cuộc của Ba Ngôi (Số 1077 – 1112)
Mục 2. Mầu nhiệm Vượt Qua trong các bí tích của Giáo Hội (Số 1113 – 1134)
Chương II. Cử hành mầu nhiệm Vượt Qua (Số 1135 – 1209)
Mục 1. Cử hành phụng vụ Giáo Hội (Số 1136 – 1199)
Mục 2. Vẻ khác nhau của phụng vụ và tính hiệp nhất của mầu nhiệm (Số 1200 -1209)
Đoạn thứ hai: Bảy bí tích của Hội Thánh (Số 1210 – 1690)
Chương I. Các bí tích khai tâm Ki-tô Giáo (Số 1212 – 1419)
Mục 1. Bí tích Thánh Tẩy (Số 1213 – 1284)
Mục 2. Bí tích Thêm Sức (Số 1285 – 1321)
Mục 3. Bí tích Thánh Thể (Số 1322 – 1419)
Chương II. Các bí tích Chữa Lành (Số 1420 – 1532)
Mục 4. Bí tích Sám Hối và Giao Hòa (Số 1422 – 1498)
Mục 5. Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân (Số 1499 – 1532)
Chương III. Các bí tích phục vụ cho sự hiệp thông (Số 1533 – 1666)
Mục 6. Bí tích Truyền Chức Thánh (Số 1536 – 1600)
Mục 7. Bí tích Hôn Phối (Số 1601 – 1666)
Chương IV. Những cử hành phụng vụ khác (Số 1667 – 1690)
Mục 1. Các á bí tích (Số 1667 – 1679)
Mục 2. Lễ nghi án táng Ki-tô Giáo (Số 1680 – 1690)
PHẦN THỨ BA: SỰ SỐNG TRONG CHÚA KI-TÔ (SỐ 1691 – 2557)
Đoạn thứ nhất: Ơn gọi của con người – Sống trong Thánh Thần (Số 1699 – 2051)
Chương I. Phẩm giá của nhân vị con người (Số 1700-1876)
Mục 1. Con người, hình ảnh của Thiên Chúa (Số 1701 – 1715)
Mục 2. Ơn gọi hưởng vinh phúc của ta (Số 1716 – 1729)
Mục 3. Tự do của con người (Số 1730 – 1748)
Mục 4. Tính luân lý của các hành vi nhân linh (Số 1749 – 1761)
Mục 5. Tính luân lý của các đam mê (Số 1762 – 1775)
Mục 6. Lương tâm (Số 1776 – 1802)
Mục 7. Các nhân đức (Số 1803 – 1845)
Mục 8. Tội lỗi (Số 1846 – 1876)
Chương II. Cộng đồng nhân loại (Số 1877 – 1948)
Mục 1. Con người và xã hội (Số 1878 – 1896)
Mục 2. Tham dự vào sinh hoạt xã hội (Số 1897 – 1927)
Mục 3. Công bằng xã hội (Số 1928 – 1948)
Chương III. Thiên Chúa cứu độ: Lề luật và ân sủng (Số 1949 – 2051)
Mục 1. Luật luân lý (Số 1950 – 1986)
Mục 2. Ân sủng và sự công chính hóa (Số 1987 – 2029)
Mục 3. Giáo Hội là Mẹ và Thầy (Số 2030 – 2051)
Đoạn thứ hai: Mười điều răn (Số 2052 – 2557)
Chương I. “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi hết lõng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi” (Số 2083 – 2195)
Mục 1. Điều răn thứ nhất (Số 2084 – 2141)
Mục 2. Điều răn thứ hai (Số 2142 – 2167)
Mục 3. Điều răn thứ ba (Số 2168 – 2195)
Chương II. “Ngươi phải yêu thương người thân cận như chính mình” (Số 2196 – 2557)
Mục 4. Điều răn thứ bốn (Số 2197 – 2257)
Mục 5. Điều răn thứ năm (Số 2258 – 2330)
Mục 6. Điều răn thứ sáu (Số 2331 – 2400)
Mục 7. Điều răn thứ bảy (Số 2401 – 2463)
Mục 8. Điều răn thứ tám (Số 2464 – 2513)
Mục 9. Điều răn thứ chín (Số 2514 – 2533)
Mục 10. Điều răn thứ mười (Số 2534 – 2557)
PHẦN THỨ BỐN: KINH NGUYỆN KI-TÔ GIÁO (SỐ 2558 – 2865)
Đoạn thứ nhất: Kinh nguyện trong đời sống Ki-tô hữu (Số 2558 – 2758)
Chương I. Mặc khải về cầu nguyện, mọi người được mời gọi cầu nguyện (Số 2566 – 2649)
Mục 1. Trong Cựu Ước (Số 2568 – 2597)
Mục 2. Khi thời gian đã viên mãn (Số 2598 – 2622)
Mục 3. Trong thời gian của Giáo Hội (Số 2623 – 2649)
Chương II. Truyền thống cầu nguyện (Số 2650 – 2696)
Mục 1. Những nguồn mạch của kinh nguyện (Số 2652 – 2662)
Mục 2. Con đường cầu nguyện (Số 2663 – 2682)
Mục 3. Dẫn đến kinh nguyện (Số 2683 – 2696)
Chương III. Đời sống cầu nguyện (Số 2697 – 2758)
Mục 1. Những cách thức cầu nguyện (Số 2700 – 2724)
Mục 2. Cầu nguyện là một cuộc chiến đấu (Số 2725 – 2758)
Đoạn thứ hai: Lời kinh Chúa dạy: Kinh Lạy Cha (Số 2759 – 2865)
Mục 1. “Bản tóm lược toàn bộ Tin Mừng” (Số 2761 – 2776)
Mục 2. “Lạy Cha chúng con ở trên Trời” (Số 2777 – 2802)
Mục 3. Bảy lời cầu xin (Số 2803 – 2865)
Mục tiêu và mục đích của cuốn giáo lý
Mục tiêu của bộ sách giáo lý này là trình bày một cách có tổ chức và tổng hợp những nội dung cốt yếu và căn bản của đạo lý Công Giáo về mặt đức tin cũng như luân lý, dưới ánh sáng Công đồng Va-ti-ca-nô II và toàn bộ Thánh Truyền. Nguồn tư liệu chính của bộ sách là Thánh Kinh, các giáo phụ, phụng vụ và huấn quyền của Hội Thánh. Sách được dùng “như bản quy chiếu cho các sách giáo lý cũng như toát yếu được soạn ra trong các nước” (THĐGM 1985) – Giáo lý Công Giáo số 12
“Cuốn Giáo lý này không có ý định thay thế các sách giáo lý địa phương được phê chuẩn do giáo quyền, các Giám mục giáo phận và các Hội đồng Giám mục, nhất là nếu được Tòa Thánh phê chuẩn. Cuốn sách này có ý khích lệ và giúp đỡ việc soạn thảo những sách giáo lý mới ở từng địa phương theo những hoàn cảnh và văn hóa khác nhau, nhưng vẫn lưu tâm gìn giữ sự hiệp nhất trong đức tin và lòng trung thành với đạo lý Công Giáo”. – Tông hiến Fidei Depositum
Những chỉ dẫn thực hành cho việc sử dụng
Giáo lý số 18 đến 22:
Chúng tôi quan niệm sách này như một bản trình bày có hệ thống về toàn bộ đức tin Công Giáo. Vậy phải đọc sách này như một khối thống nhất. Nhiều chỉ dẫn được ghi ngoài lề bản văn (số nghiêng, chỉ những đoạn khác cùng một đề tài) và bảng tra theo chủ đề được đặt ở cuối sách, cho thấy rõ mỗi chủ đề trong liên hệ với toàn bộ nội dung đức tin.
Thường các bản văn Thánh Kinh không được trích nguyên văn, nhưng chỉ ghi xuất xứ (với “x. ”) ở cước chú. Để hiểu nghĩa đoạn văn ấy sâu xa hơn, nên tra chính các bản văn đó. Các tham chiếu Thánh Kinh này rất hũu ích cho huấn giáo.
Những đoạn in chữ nhỏ là những ghi chú thuộc loại sử học, hộ giáo hoặc là những bài tường trình tín lý bổ sung.
Các đoạn trích dẫn in chữ nhỏ, lấy từ những văn kiện các giáo phụ, phụng vụ, tông huấn hoặc hạnh các thánh, được dùng để giúp bản văn tín lý thêm phong phú. Thường những bản văn ấy được chọn nhằm sử dụng trực tiếp trong huấn giáo.
Cuối mỗi mục, có một số câu ngắn tóm lược cốt lõi của bài học. Những câu “tóm lược” ấy nhằm đề xuất những công thức tổng hợp và dễ nhớ giúp việc huấn giáo ở các địa phương.
Những thích nghi cần thiết khi đọc
Giáo lý số 23, 24:
Sách này nhấn mạnh đến phần trình bày đạo lý. Thật vậy, chúng tôi muốn giúp độc giả hiểu sâu rộng về đức tin, nhờ đó, đức tin được trưởng thành, đâm rễ vào cuộc sống và tỏa sáng thành lời chứng (CT 20-22; 25).
Chính vì nhắm mục đích này, chúng tôi không có ý định thực hiện những thích nghi trong cách trình bày giáo lý cũng như những phương pháp huấn giáo theo những đòi hỏi do khác biệt về văn hóa, tuổi tác, mức trưởng thành tinh thần, hoàn cảnh xã hội và Giáo Hội,… của những người học giáo lý. Việc thích nghi cần thiết ấy là trách nhiệm của những người soạn sách giáo lý chuyên biệt, và nhất là của những vị giảng dạy.
Dựa theo cuốn Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo – bản dịch năm 1997 của nhóm phiên dịch thuộc ban Giáo Lý Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình chuyển sang nội dung web, con có sửa chữa một số sai sót dựa theo bản dịch năm 2009 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và bản gốc tiếng Anh trên website chính thức của Tòa Thánh. Ví dụ:
Trong số 636, với từ “divine person”, bản dịch 1997 dịch là “Ngôi Hai Thiên Chúa” là sai sót, nghĩa đúng phải là “Ngôi Vị Thần Linh” như bản dịch năm 2009 của HĐGM.
Trong số 2277, với từ “euthanasia”, bản dịch 1997 dịch là “giết chết để tránh đau”, không phù hợp bằng “cái chết êm dịu” như bản dịch năm 2009 của HĐGM.
Tuy nhiên, con vẫn giữ bản dịch năm 1997 và tiến hành sửa lỗi để hoàn chỉnh vì một số ưu điểm:
- Cách diễn đạt ngắn gọn, văn phong rất quen với các độc giả thường xuyên đọc sách thiêng liêng và các tài liệu, văn bản chính thức của Giáo Hội Việt Nam.
- Sử dụng các từ phiên âm La-tinh có gạch nối trong tên người, địa danh,… đồng nhất với Kinh Thánh bản dịch của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ.
- Có bảng ký hiệu viết tắt đối với các sách trong Kinh Thánh và các tài liệu, văn kiện của Giáo Hội để chú thích trực tiếp vào bản văn, đặc biệt tiện cho những độc giả trên nền tảng web.
- Các tác phẩm của các cá nhân hoặc tài liệu có tên dài được tách riêng khi chú thích (con đã cho xuống cuối mỗi chương mục); đồng thời, đa số tên các tác phẩm này cũng được dịch ra Tiếng Việt kèm theo phiên âm La-tinh.
Ngoài ra, trong khi trình bày lại bố cục cuốn Giáo lý này, con đã thực hiện một số công việc:
- Thống nhất lại cách viết hoa, thường một số danh từ do bản gốc không đồng nhất. Ví dụ: Chỉ dùng “Hội Thánh” thay vì “Hội thánh” hay “hội thánh”; “Giám mục” thay vì “Giám Mục” hay “giám mục”; “Giáo Hoàng” thay vì “Giáo hoàng” hay “giáo hoàng”.
- Thống nhất lại tên gọi các vị thánh. Ví dụ: Chỉ dùng “Augustinô” thay vì “Âu-tinh”, “Âu-cơ-tinh”, “Âu Tinh”. Ngoài ra, ngoại trừ các vị thánh có tên mà trong đó không có chữ tiếng Việt phù hợp để thay thế (Augustinô, Ambrôsiô, Giustinô,…), thì tên các vị khác đều có dấu gạch rõ ràng để tiện cho người đọc và được chiếu theo tên gọi các vị cùng tên trong Thánh Kinh. Ví dụ: Ma-ri-a, Tô-ma A-qui-nô, Gio-an thành Đa-mát,…
- Đối chiếu và trích dẫn lại các câu/đoạn Kinh Thánh theo đúng Kinh Thánh bản dịch của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ.
Sau cùng, vì biết rằng không thể tránh khỏi sai sót trong quá trình sao chép và biên soạn, con kính mong anh chị em góp ý và báo lỗi giúp con theo link hoặc địa chỉ mail cuối trang web, để bản Sách Giáo Lý này ngày một hoàn thiện hơn. Con xin chân thành cảm ơn!